Phân loại nhóm hàng nguy hiểm
Theo Cẩm nang Quy định về Hàng hóa Nguy hiểm (DGR) của IATA : “Hàng hóa nguy hiểm (Dangerous Goods) là những vật phẩm hoặc chất có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe, an toàn, tài sản hoặc môi trường và được liệt kê trong danh sách hàng nguy hiểm trong Quy định về Hàng hóa Nguy hiểm của IATA hoặc được phân loại theo các Quy định đó.”
Hàng hóa nguy hiểm cũng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau: rắn, lỏng hoặc khí. Một số ví dụ về hàng hóa nguy hiểm là bình xịt, pin lithium, chất truyền nhiễm, pháo hoa, đá khô, động cơ và máy móc chạy bằng xăng, bật lửa và sơn.
Hàng hóa nguy hiểm được phân thành mấy nhóm?
Hàng nguy hiểm (Dangerous Goods – DG) cho hàng không được phân chia thành 9 nhóm (Class), mỗi nhóm có thể có phân nhóm nhỏ (Division – Div.)
Nhóm 1: Chất nổ và vật phẩm dễ nổ (Explosives)
Bao gồm các loại chất và vật liệu có khả năng phát nổ. Ví dụ như pháo hoa, pháo sáng,…
Tùy theo mức độ phản ứng, chất nổ được chia thành 6 nhóm nhỏ:
- Nhóm (Division) 1.1. Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
- Nhóm (Division) 1.2. Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.
- Nhóm (Division) 1.3. Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.
- Nhóm (Division) 1.4. Chất và vật phẩm có nguy cơ đáng kể.
- Nhóm (Division) 1.5. Chất rất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.
- Nhóm (Division) 1.6. Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng
Nhóm 2: Chất khí (Gases)
Bao gồm các chất khí nén, hoá lỏng hay hoà tan có áp suất. Ví dụ bình ga, bình chữa cháy,….
Có thể chia nhóm 2 thành các nhóm:
- Nhóm (Division) 2.1 Khí dễ cháy
- Nhóm (Division) 2.2 Khí không dễ cháy, không độc hại
- Nhóm (Division) 2.3 Khí độc hại
Nhóm 3: Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy (Flammable Liquids)
Ví dụ như các loại sơn, dầu, xăng, cồn, …
Nhóm 4: Chất đặc dễ cháy, nổ đặc khử nhậy, chất tự phản ứng, tự bốc cháy và các chất gặp nước sản sinh khí ga dễ cháy (Flammable Solids; Substances Liable to Spontaneous Combustion; Substances which, in Contact with Water Emit Flammable Gases)
Là các chất dễ bắt lửa hoặc có khả năng tự bùng cháy; các chất khi tiếp xúc với nước, tỏa ra khí dễ cháy.
Ví dụ như photpho, lưu huỳnh, diêm,…
Loại 4 có thể chia thành các nhóm:
- Nhóm (Division) 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.
- Nhóm (Division) 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.
- Nhóm (Division) 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.
Nhóm 5: Hợp chất oxit hữu cơ và oxi hóa (Oxidizing Substances and Organic Peroxides)
Nhóm 5 được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm (Division) 5.1 Chất oxy hóa
- Nhóm (Division) 5.2 Peroxit hữu cơ
Chúng phản ứng dễ dàng với các vật liệu dễ cháy hoặc dễ bắt lửa khác, có nghĩa là đám cháy có thể bùng phát và tiếp tục trong không gian hạn chế. Ví dụ như phân bón, chì nitrat,…
Nhóm 6: Chất lây nhiễm và độc hại (Toxic and Infectious Substances)
Nhóm này cũng được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm (Division) 6.1 Chất độc. Chẳng hạn như thuốc trừ sâu.
- Nhóm (Division) 6.2 Chất gây nhiễm bệnh như các dung dịch xét nghiệm máu, xét nghiệm y tế,..
Nhóm 7: Chất phóng xạ (Radioactive Material)
Nhóm 8: Chất ăn mòn (Corrosives)
Những chất này có khả năng cao gây ra phản ứng phân hủy, làm tổn hại đến phương tiện vận chuyển và những đồ vật khác, mặt khác nó cũng hủy hoại tế bào sống.
Ví dụ: thuốc tẩy, ắc quy,…
Nhóm 9: Chất và hàng nguy hiểm khác (Miscellaneous Dangerous Substances and Articles, Including Environmentally Hazardous Substances)
Bao gồm các chất nguy hiểm ngoài 8 nhóm kể trên.
Để biết hàng hóa thuộc nhóm nào, bạn có thể dựa trên mục 14 thông tin vận chuyển (Transport information) của Bản chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) hoặc dựa vào nhãn dán trên hàng hóa.
Các bao bì, thùng chứa hàng hoá nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng hoá nguy hiểm cũng được coi là hàng hoá nguy hiểm tương ứng.
Liên hệ với DG Shipping để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ!
Xem thêm:
Mua hộ bearbrick Singapore siêu tiết kiệm 2024 |