Phân loại hàng hóa nguy hiểm: Nhóm 4: Chất rắn dễ cháy (Flammable solids)

Phân loại hàng hóa nguy hiểm: Nhóm 4: Chất rắn dễ cháy (Flammable solids)

Hàng hóa nguy hiểm trong vận tải hàng không là những chất và vật liệu có thể gây nguy hiểm cho sự an toàn của chuyến bay và hành khách trên chuyến bay. Vì vậy, việc vận chuyển hàng nguy hiểm đòi hỏi phải tuân theo quy định nghiêm ngặt của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA).

Việc phân loại và xử lý hàng hóa nguy hiểm có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hàng hóa được đóng gói, khai báo đúng quy định và được vận chuyển một cách an toàn.Trong bài viết này, DG Shipping sẽ giới thiệu về Nhóm 4: Chất rắn dễ cháy (Flammable solids) giúp bạn có thêm thông tin để đưa ra các giải pháp xử lý tốt nhất đối với nhóm hàng này.

Phân loại hàng hóa nguy hiểm: Nhóm 4: Chất rắn dễ cháy (Flammable solids)
Phân loại hàng hóa nguy hiểm: Nhóm 4: Chất rắn dễ cháy (Flammable solids)

Chất rắn dễ cháy là gì?

Chất rắn dễ cháy (Flammable Solids) là các chất có khả năng tự bùng cháy và khi tiếp xúc với nước, chúng tỏa ra khí dễ cháy.

Ví dụ như Kim loại kiềm, bột kim loại, bật lửa, diêm, cacbua canxi, long não, celluloid, chất nổ khử nhạy, nitrocellulose, phốt pho, lưu huỳnh.

Chất rắn dễ cháy có khả năng gây ra các mối nguy hiểm nghiêm trọng do tính dễ bay hơi, tính dễ cháy và khả năng gây ra hoặc lan truyền các đám cháy nghiêm trọng.

Nhóm phân loại

Bao gồm 3 phân nhóm

Division 4.1 – Flammable Solids (Chất rắn dễ cháy) 

Phân nhóm 4.1 bao gồm:

Chất rắn có thể cháy

Chất rắn có thể cháy là những chất dễ bắt lửa và có thể cháy khi ma sát.

Chất rắn dễ bắt lửa dạng bột, hạt hay kem nhão là những chất nguy hiểm. Vì chúng dễ dàng bốc cháy chỉ qua tiếp xúc rất ngắn với nguồn lửa. Thí dụ như lửa từ que diêm, và lửa sẽ lan rộng ngay tức khắc.

Nhưng mối hiểm hoạ không chỉ do lửa mà còn do những sản phẩm cháy độc hại. Các bột kim loại (kim loại kiềm, nhôm, kẽm…) thường đặc biệt nguy hiểm. Nếu dùng nước để dập sẽ càng làm ngọn lửa trở nên nguy hiểm hơn.

Chất tự phản ứng và chất có liên quan

Là những chất không bền nhiệt có khả năng bị phân hủy thậm chí khi không có oxy. Quá trình toả nhiệt mạnh (ở điều thường hay tăng nhiệt độ).

Những chất không được xếp vào loại chất tự phản ứng trong phân nhóm 4.1 như sau:

  • Chất nổ theo tiêu chuẩn phân loại ở nhóm 1
  • Những chất bị oxyt hoá theo trình tự phân chia ở phân nhóm 5.1
  • Những hợp chất peoxyt hữu cơ theo trình tự phân chia ở phân nhóm 5.2
  • Nhiệt của quá trình phân hủy thấp hơn 300J
  • Nhiệt độ của quá trình phân hủy tự kích thích thấp hơn 75 oC.

Chất ít nhạy nổ

Chất ít nhạy nổ là những chất đã bị ẩm bởi nước (hay rượu) hay đã bị pha loãng với những chất khác để làm giảm tính nổ của nó.

Phân loại hàng hóa nguy hiểm: Nhóm 4: Chất rắn dễ cháy (Flammable solids)
Phân loại hàng hóa nguy hiểm: Nhóm 4: Chất rắn dễ cháy (Flammable solids)

Division 4.2 – Substances Liable to Spontaneous Combustion (Chất có khả năng tự bốc cháy)

Có hai loại chất phân biệt rõ về tính tự cháy như sau:

  • Những chất tự bốc cháy: Là các hỗn hợp hay dung dịch với một khối lượng nhỏ cũng có thể bốc cháy trong vòng 5 phút tiếp xúc với không khí.
  • Những chất tự tỏa nhiệt: Là những chất phát nhiệt khi tiếp xúc với không khí trong khi không có nguồn cung cấp năng lượng nào.

Những chất này bốc cháy chỉ khi nào với một khối lượng lớn (vài kg) và sau một thời gian dài (vài giờ hay vài ngày)

Division 4.3 – Substances Which, in contact with water, emit flammable gases (Những chất khi tiếp xúc với nước sẽ tạo ra các khí dễ cháy)

Những chất khi tiếp xúc với nước sẽ giải phóng những khí dễ cháy có thể tạo thành hỗn hợp nổ với không khí.

Những hỗn hợp như thế rất dễ bắt lửa do bất cứ một nguồn gây cháy bình thường nào. Ví dụ nguồn sáng hở, những dụng cụ cầm tay phát ra tia lửa hay những bóng đèn sáng không bọc bảo vệ. Cháy nổ có thể gây nguy hiểm cho con người và môi trường xung quanh, ví dụ đất đèn (canxi cabit).

Hướng dẫn an toàn

Đóng gói

Đóng gói hàng nguy hiểm nhóm 4 cần tuân thủ các quy định nghiêm ngặt. Chất dễ cháy, nổ cần phải được đóng kín, đặt cách xa nguồn lửa, hay những tác nhân gây cháy.

Ghi nhãn và ký hiệu

Mỗi kiện hàng phải có nhãn dán và ký hiệu nhận biết theo tiêu chuẩn quốc tế để dễ dàng nhận dạng và xử lý trong quá trình vận chuyển.

Phân loại hàng hóa nguy hiểm: Nhóm 4: Chất rắn dễ cháy (Flammable solids)
Phân loại hàng hóa nguy hiểm: Nhóm 4: Chất rắn dễ cháy (Flammable solids)

Vận chuyển

Khi vận chuyển hàng hóa nhóm 4, cần phải có chứng chỉ vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và tuân thủ các quy định của tổ chức hàng không quốc tế (IATA) và tổ chức hàng hải quốc tế (IMO).

Đào tạo nhân viên

Nhân viên xử lý và vận chuyển hàng nguy hiểm cần được đào tạo đầy đủ về các quy trình an toàn, cách nhận biết và ứng phó với các tình huống khẩn cấp.

Kết luận

Phân loại và xử lý hàng hóa nguy hiểm nhóm 4 đòi hỏi sự cẩn trọng và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn. Việc nắm rõ thông tin và thực hiện đúng các hướng dẫn sẽ giúp đảm bảo an toàn.

Liên hệ với DG Shipping để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ!

Tìm hiểu thêm:

Một số lưu ý khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Số UN là gì? Số UN được sử dụng như thế nào, ở đâu?

Rate this post