Hàng nguy hiểm có hệ quả cao (High consequence dangerous goods)
Ở các bài viết trước, DG Shipping đã cung cấp những kiến thức liên quan đến hàng nguy hiểm. Vậy hàng nguy hiểm có hệ quả cao là gì? Cùng DG Shipping tìm hiểu qua bài viết ngày hôm nay nhé!
Định nghĩa
Hàng hóa nguy hiểm có hậu quả cao là những hàng hóa có khả năng bị sử dụng sai mục đích trong một sự kiện khủng bố và do đó có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như thương vong hàng loạt.
Hàng hóa nguy hiểm nào được xem là có hệ quả cao?
Dựa thêm phân loại hàng hóa nguy hiểm, ta biết được hàng nguy hiểm được phân chia thành 9 nhóm. Vậy hàng nguy hiểm hệ quả lớn sẽ bao gồm:
Nhóm 1
Phân loại 1.1
Phan loại 1.2
Phân loại 1.3 Nhóm tương thích C
Phân loại 1.4 UN014, UN0237, UN0255, UN0267, UN0289, UN0361, UN0365, UN0440, UN0441, UN0455, UN0456, UN0500, UN0512, UN0513
Phân loại 1.5
Phân loại 1.6
Nhóm 2
Phân loại 2.3: Khí độc (bao gồm Aerosols)
Nhóm 3 : Chất nổ khử nhạy
Nhóm 4
Phân loại 4.1: Chất nổ khử nhạy
Nhóm 6
Phân loại 6.1: Chất độc thuộc nhóm đóng gói 1:
Chất nhận khi được vận chuyển theo quy định về số lượng cho phép
Phân loại 6.2: Chất lây nhiễm loại A và chất độc loại A
Tại sao cần đóng gói hàng nguy hiểm có hệ quả cao?
Đóng gói hàng hóa nguy hiểm là một yêu cầu cần thiết để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển, lưu trữ và sử dụng hàng hóa đó. Dưới đây là một số lý do quan trọng:
- Bảo vệ con người và môi trường: Hàng hóa nguy hiểm có thể gây nguy hiểm đến con người, động vật, và môi trường nếu không được đóng gói và xử lý đúng cách. Ví dụ, một chất hóa học ăn mòn có thể gây cháy, nổ hoặc gây hại sức khỏe nếu tiếp xúc với da, mắt hoặc hô hấp. Đóng gói chính là một lớp bảo vệ trước những tác động tiềm ẩn này và giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn.
- Ngăn chặn rò rỉ và ô nhiễm: Đóng gói đảm bảo rằng chất nguy hiểm không thể rò rỉ ra môi trường xung quanh hoặc gây ô nhiễm. Điều này quan trọng đặc biệt trong trường hợp chất hóa học độc hại, chất thải y tế, hoặc các vật liệu phóng xạ. Đóng gói chống thấm nước và chống va đập được thiết kế để ngăn chặn sự rò rỉ và giữ chặt các chất nguy hiểm trong bên trong.
- Định vị và nhận dạng: Đóng gói thường bao gồm nhãn dán và mã số định danh. Ngoài ra phải cung cấp thông tin quan trọng về tính chất, nguy hiểm và cách xử lý hàng hóa. Nhờ đó, những người tiếp xúc với hàng hóa này có thể nhận biết và xử lý đúng cách để tránh nguy hiểm cho bản thân và môi trường xung quanh.
- Tuân thủ pháp lệnh và quy định: Đóng gói phải tuân thủ các quy định và pháp lệnh quốc tế và quốc gia liên quan đến vận chuyển và xử lý hàng hóa nguy hiểm. Việc đóng gói đúng cách giúp đảm bảo tuân thủ quy định và giảm nguy cơ vi phạm pháp lệnh.
Tóm lại, đóng gói hàng hóa nguy hiểm là cần thiết để bảo vệ con người, môi trường và tuân thủ các quy định về vận chuyển và xử lý hàng hóa nguy hiểm.
Xem thêm:
Phân Loại Hàng Hóa Nguy Hiểm Nhóm 1