Hàng hóa nguy hiểm (DG) trong vận tải hàng không?

Hàng hóa nguy hiểm (DG) trong vận tải hàng không?

Trong vận tải hàng không, thuật ngữ DG khá quen thuộc đối với nhiều người tuy nhiên vẫn còn không ít người chưa hiểu chính xác về thuât ngữ này. Hãy cùng DG Shipping tìm hiểu qua bài viết này.

Hàng hóa nguy hiểm (DG) trong vận tải hàng không?
Hàng hóa nguy hiểm (DG) trong vận tải hàng không?

Hàng DG là gì?

Hàng hóa nguy hiểm (Hàng DG – Dangerous Goods) là các mặt hàng có chứa các chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người, gây ô nhiễm môi trường, mất trật tự an toàn, an ninh quốc gia và gây nguy hiểm cho giao thông trong quá trình vận chuyển.

Phân loại hàng DG

Theo luật pháp ở Việt Nam, chất nguy hại phân loại theo 9 loại và nhóm loại, dùng mã Quốc tế UN và số hiệu nguy hiểm:

  • Nhóm 1. Chất nổ (Explosives)
  • Nhóm 2. Chất khí (Gases)
  • Nhóm 3: Chất lỏng dễ cháy (Flammable Liquids)
  • Nhóm 4: Chất rắn dễ cháy (Flammable Solids)
  • Nhóm 5: Những tác nhân oxy hoá và các peroxit hữu cơ
  • Nhóm 5. Chất oxy hóa và chất peroxide hữu cơ
  • Nhóm 6. Chất độc và chất lây nhiễm
  • Nhóm 7: Chất phóng xạ (Radioactive Substances)
  • Nhóm 8: Chất ăn mòn (Corrosive Substances)
  • Nhóm 9 : Các vật phẩm và loại hàng nguy hiểm khác (Miscellaneous hazardous articles and substances)

Làm thế nào để nhận biết được hàng hóa nguy hiểm trong vận tải hàng không?

Dựa vào MSDS

Có nhiều cách để nhận biết hàng hóa có phải là hàng hóa nguy hiểm hay không. Tuy nhiên cách đơn giản và chắc chắn nhất mà chúng ta nên áp dụng đó là liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp hoặc đơn vị sản xuất về thông tin hàng hóa, cung cấp bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS).

Ngoài ra, một cách đơn giản hơn để nhận biết hàng hóa nguy hiểm (Dangerous Goods) là dựa vào nhãn được dán trên hàng hóa.

Dựa vào nhãn mác được dán trên sản phẩm

Thông thường tất cả các loại hàng hóa nguy hiểm sẽ luôn có tem hàng nguy hiểm được dán trên bao bì sản phẩm. Vì vậy nếu bạn thấy hàng hóa có dán bất kỳ một trong nhãn hàng hóa nào dưới đây thì đó là hàng hóa nguy hiểm.

Hàng hóa nguy hiểm (DG) trong vận tải hàng không?
Hàng hóa nguy hiểm (DG) trong vận tải hàng không?

Hàng hóa tiềm ẩn nguy hiểm (Hidden Dangerous Goods)

Hàng hóa tiềm ẩn nguy hiểm là gì?

Hàng hóa khai báo chung có thể chứa hàng nguy hiểm tàng hình. Những hàng hóa nguy hiểm như vậy cũng có thể được tìm thấy trong hành lý. Với mục đích ngăn chặn việc đưa hàng hóa nguy hiểm không được khai báo lên máy bay và hành khách mang lên máy bay những hàng hóa nguy hiểm không được phép mang theo trong hành lý, nhân viên tiếp nhận hàng hóa và hành khách nên yêu cầu người gửi hàng và hành khách xác nhận về nội dung của hàng hóa và bất kỳ hạng mục hàng hóa hoặc hành lý nào bị nghi ngờ có thể chứa hàng nguy hiểm.
Nguồn: IATA Dangerous Goods Regulations (DGR), 65th Edition

Những mặt hàng nào được coi là hàng hóa nguy hiểm tiềm ẩn

Rau củ quả đông lạnh được bảo quản bởi đá khô

Bản chất của rau quả đông lạnh, tất nhiên, vốn không phải là mặt hàng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu rau quả đông lạnh được đóng gói có chứa đá khô thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Bên cạnh những lợi ích vốn có, đá khô đã và đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Trong vận chuyển, các doanh nghiệp cần chú ý đến việc dùng đá khô để bảo quản thực phẩm.

Hàng hóa nguy hiểm (DG) trong vận tải hàng không?
Hàng hóa nguy hiểm (DG) trong vận tải hàng không?

Đá khô nếu đặt trong thùng quá kín, chúng sẽ chuyển sang trạng thái khí carbon dioxide, gây ra hiện tượng vỡ thùng. Ngoài ra, cần lưu ý rằng, mỗi loại máy bay có quy định khối lượng đá khô tối đa được phép mang lên (chẳng hạn đối với số hiệu A321 thì một chuyến bay được phép chở tối đa khoảng 200 kg đá khô).

Nước rửa móng tay

Nước hoa, nước rửa móng tay, nước rửa tay khô (có chứa cồn),… là những dung dịch rất dễ bốc cháy. Chúng có đặc tính bốc hơi nhanh, lan tỏa trong không khí xung quanh và phản ứng với nguồn nhiệt lớn. Đã có rất nhiều trường hợp hy hữu xảy ra khi để các loại dung dịch này gần ngọn lửa, gây ra những thiệt hại không nhỏ.

Tiêu biểu là trường hợp của một cô gái 20 tuổi tại bang Texas (Mỹ). Cô gái này đã vô ý để nước rửa móng tay gần ngọn đèn cầy đang cháy. Hóa chất trong dung dịch bốc hơi bén lửa khiến nạn nhân bị bỏng cấp độ ba với diện tích gần 50% cơ thể.

Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về hàng hóa nguy hiểm!

Xem thêm:

Quy chuẩn đóng gói hàng hóa

Rate this post