DGs in Excepted Quantities – Hàng Nguy Hiểm Trong Số Lượng Cho Phép (EQ)

DGs in Excepted Quantities - Hàng Nguy Hiểm Trong Số Lượng Cho Phép (EQ)

Định nghĩa?

DGs in Excepted Quantities (Hàng Nguy Hiểm Trong Số Lượng Cho Phép) còn được viết tắt là EQ. EQ là một số loại hàng nguy hiểm được chấp nhận vận chuyển với số lượng nhỏ mà không cần tuần thủ tất cả các yêu cầu về Hàng Nguy hiểm, không cần dán nhãn hàng nguy hiểm (dán nhãn khác), không cần khai báo tờ khai DGD (Shipper’s Declaration) cũng như không yêu cầu về thùng đóng gói.

DGs in Excepted Quantities - Hàng Nguy Hiểm Trong Số Lượng Cho Phép (EQ)
DGs in Excepted Quantities – Hàng Nguy Hiểm Trong Số Lượng Cho Phép (EQ)

Một số lưu ý trước khi vận chuyển hàng EQ

Người gửi hàng (Shipper)

Người gửi phải có trách nhiệm xác định rằng:

  • Liệu lô hàng có thể được vận chuyển dưới dạng số lượng cho phép hay không.
  • Đảm bảo đúng về yêu cầu đóng gói và giới hạn số lượng.

Người vận chuyển

Hàng nguy hiểm trong số lượng cho phép không được phép vận chuyển dưới dạng hành lí kí gửi (checked baggage) hay hành lí xách tay (carry baggage) và kể cả dưới dạng chuyển phát nhanh.

Số lượng tối đa đối với Hàng EQ

Số lượng cho phép là số lượng tối đa trên mỗi bao bì bên trong và bên ngoài để vận chuyển hàng nguy hiểm dưới dạng số lượng được chấp nhận. Bằng cách tham khảo bảng dưới đây, bạn có thể hiểu được số lượng được phép chấp nhận.

CODE

MAXIMUM NET QUANTITY PER INNER PACKAGING MAXIMUM NET QUANTITY PER OUTER PACKAGING

EO

Not permitted as Excepted Quantity

E1

30 g /30 mL 1 KG / 1 L

E2

30 g /30 mL

500 g / 500 mL

E3

30 g /30 mL

300 g / 300 mL

E4

1 g / 1mL

500 g / 500 mL

E5

1 g / 1mL

300 g / 300 mL

 

Các hạn chế và yêu cầu dán nhãn đối với hàng nguy hiểm trong số lượng cho phép

Cho dù đối với hàng hóa nguy hiểm được vận chuyển với số lượng cho phép, bạn vẫn cần phải tuân theo một số yêu cầu về đóng gói và ghi nhãn:

  • Bao bì phải đáp ứng đúng với DGR 2.6.5
  • Không cần đáp ứng thùng UN
  • Không yêu cầu dán nhãn hàng nguy hiểm
  • Các kiện hàng đều phải vượt qua các bài kiểm tra độ thả rơi (drop test) và kiểm tra xếp chồng (stacking tests)
    Bên ngoài kiện hàng phải có đánh dấu EQ
  • Số lượng kiện hàng EQ phải được đưa vào chứng từ vận chuyển

Quy trình vận chuyển hàng EQ

Bước 1: Tìm chính xác mã chữ và số.

Để biết liệu có thể vận chuyển một mặt hàng nhất định trong Số lượng cho phép hay không, cần phải tìm mã chữ và số trong bảng hàng hóa nguy hiểm, chính xác hơn là trong cột dành riêng cho Số lượng cho phép Cụ thể hơn, bạn phải xem:

  • Quy định ADR, RID và IMDG được xác định từ số (7b);
  • Quy định IATA được xác định từ chữ F.

Bước 2: Xác định số lượng tối đa

Không phải tất cả các loại hàng hóa đều có thể được vận chuyển với Số lượng cho phép, theo các quy định ở chương 3.5 đối với các quy định ADR, RID và IMDG và trong chương 2.6 của quy định IATA.

Bước 3: Xác định về việc tuân thủ bao bì đóng gói

Để tuân thủ các quy định về vận chuyển với số lượng cho phép, việc đóng gói phải tuân thủ theo quy định Hàng EQ.

Bước 4: Kiểm tra và xác định sự phù hợp

Kiện hàng EQ phải vượt qua thành công một số thử nghiệm trước khi được coi là phù hợp để vận chuyển với số lượng cho phép. Các kiện hàng đều phải vượt qua các bài kiểm tra  DGR 2.6.6 – độ thả rơi 1,8m (drop test) và kiểm tra xếp chồng cao 3m trong vòng 24 tiếng với  (stacking tests).

DGs in Excepted Quantities - Hàng Nguy Hiểm Trong Số Lượng Cho Phép (EQ)
DGs in Excepted Quantities – Hàng Nguy Hiểm Trong Số Lượng Cho Phép (EQ)

Bước 5: Đánh dấu và ghi nhãn EQ trên bao bì

  • Gói hàng chứa hàng nguy hiểm ở Số lượng cho phép được chuẩn bị theo hướng dẫn đặt trước trong quy định, phải có nhãn Số lượng cho phép một cách bền và dễ đọc.
  • Đánh dấu và ghi nhãn phải tuân thủ DGR 2.6.7

Bước 6: Giấy tờ

  • Không cần khai báo tờ khai DGD.
  • AWB phải hiển thị đúng và đủ “Dangerous Goods in Excepted Quantities” và ghi rõ số kiện hàng.

Kết luận:

Để được tư vấn kỹ hơn về gói hàng cũng như các thủ tục, giấy tờ cần chuẩn bị vận chuyển hàng nguy hiểm trong số lượng cho phép, bạn có thể liên hệ trực tiếp với DG Shipping để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Ngoài ra, DGShipping còn nhận vận chuyển hàng nguy hiểm đi các nước như:

Philippines, Thụy Sĩ, Angola, Phần Lan, Tây Ban Nha, Iceland, ……

ĐỌC THÊM:

Hướng dẫn quy trình vận chuyển hàng nguy hiểm từ Việt Nam đi Hungary

Những điều cần biết về các mặt hàng nguy hiểm

5/5 - (2 bình chọn)