Forbidden Dangerous Goods – Hàng Nguy Hiểm Bị Cấm

Forbidden Dangerous Goods – Hàng Nguy Hiểm Bị Cấm

Hàng nguy hiểm bị cấm là không được phép vận chuyển các vật hoặc chất có khả năng gây nổ, phản ứng mạnh, tạo ra ngọn lửa, tỏa nhiệt, phát ra khí độc, chất ăn mòn, dễ cháy trong điều kiện bình thường ở mọi trường hợp. Tuy nhiên, có một số vật và chất cấm được chấp nhận vận chuyển bởi Cục hàng không.

Forbidden Dangerous Goods - Hàng Nguy Hiểm Bị Cấm
Forbidden Dangerous Goods – Hàng Nguy Hiểm Bị Cấm
  • Ví dụ:

Chất lỏng khí ga thuộc nhóm 1, có số UN là UN1693, thuộc Packing Group 1 thì tàu bay PAX (Passenger and Cargo Aircraft) cấm hoàn toàn chất này. Ngược lại, trên tàu CAO (Cargo Aircraft Only) thì được vận chuyển với số lượng tối đa cho phesp trên 1 kiện hàng là 5L.

Vận chuyển hàng nguy hiểm bị cấm bởi các bưu cục chuyển phát nhanh

Hàng nguy hiểm đều bị cấm vận chuyển dưới dạng công ty chuyển phát nhanh, trừ các chất sau đây được phép vận chuyển bởi Hiệp Hội Bưu Chính Quốc tế:

  • Chất lây nhiễm (Infectious substances) – UN3373, PI 650 và đá khô như một chất để làm lạnh.
  • Các mẫu bệnh phẩm (Patient specimens)
  • Chất phóng xạ trong những gói hàng được chấp nhận – UN 2910 và UN 2911.
  • Pin lithium – ion (Lithium – ion batteries) có chứa trong các thiết bị (như điện thoại, ipad, …) – UN 3481 PI 967. Tuy nhiên, mỗi kiện hàng không được đóng quá 4 nhân pin hoặc 2 pin.
  • Pin metal có chứa trong các thiết bị (như đồng hồ, ….) – UN3091 PI970. Tương tự, mỗi kiện hàng không được đóng quá 4 nhân pin hoặc 2 pin.

Một số lưu ý khi vận chuyển hàng nguy hiểm bị cấm

  • Trước tiên, hãy kiểm tra xem hàng nguy hiểm có thực sự là hàng nguy hiểm bị cấm hay không.
  • Phải đảm bảo rằng lô hàng sẽ đạt được mức độ an toàn tổng thể trong vận chuyển; đó là (tức là) ít nhất tương đương với mức độ an toàn được quy định trong ICAO-TI.
Forbidden Dangerous Goods - Hàng Nguy Hiểm Bị Cấm
Forbidden Dangerous Goods – Hàng Nguy Hiểm Bị Cấm

Các tài liệu phải kèm theo:

  • Chứng chỉ khai thác hàng không (AOC),
  • Thông số kỹ thuật vận hành (OPS SPEC) được đính kèm với AOC, chứng minh rằng nhà khai thác hàng không được phép vận chuyển hàng nguy hiểm, tại bản sửa đổi mới nhất của họ
  • Bản sao chứng từ vận chuyển hàng nguy hiểm (ban hành của người gửi hàng) trong đó có số điện thoại khẩn cấp hoạt động 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần, từ đó có được thông tin chi tiết về các biện pháp ứng phó khẩn cấp phù hợp với lô hàng.
  • Một bản sao bảng dữ liệu an toàn (SDS) đối với các chất, hỗn hợp và bình xịt cần được miễn trừ
  • Một bản sao bảng dữ liệu an toàn (SDS) đối với các vật liệu nổ cần được miễn trừ, nếu có.
  • Bản sao giấy chứng nhận kiểm tra bao bì Bản sao Hồ sơ huấn luyện hàng nguy hiểm ICAO loại 1 của người ký chứng từ vận chuyển hàng nguy hiểm (tuyên bố của người gửi hàng), có giá trị đến ngày bay + một tháng.
  • Kê khai gửi hàng nguy hiểm của người gửi (DGD) được lập tại sân bay khởi hành theo mẫu bởi người gửi hàng hoặc đại lý gửi hàng. Người kê khai phải có chứng chỉ hàng nguy hiểm còn hiệu lực và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin khai báo.
  • Không chấp nhận sửa đổi kê khai trừ trường hợp sự sửa đổi được ký cùng một chữ ký của người gửi vào bên cạnh để xác nhận việc sửa đổi, ngoại trừ 03 chi tiết cho phép là số vận đơn hàng không, sân bay khởi hành, sân bay đến vì lý do khai thác.

KẾT LUẬN:

Khai báo, đóng gói hàng hóa nguy hiểm là cần thiết để bảo vệ con người, môi trường và tuân thủ các quy định về vận chuyển và xử lý hàng hóa nguy hiểm.

Xem thêm:

Quy chuẩn đóng gói hàng hóa

Phân Loại Hàng Hóa Nguy Hiểm Nhóm 1

5/5 - (1 bình chọn)