Hàng hóa nguy hiểm (DG) Nhóm 6: Chất độc và chất lây nhiễm

Hàng hóa nguy hiểm (DG) Nhóm 6: Chất độc và chất lây nhiễm

DHàng hóa nguy hiểm (DG) được phân chia thành 9 nhóm. Bài viết ngày hôm nay DG Shipping sẽ nói về phân loại hàng hóa nguy hiểm: Nhóm 6. Chất độc và chất lây nhiễm

Phân loại

Nhóm 6: Chất độc và chất lây nhiễm, với 2 phân nhóm chính:

Phân nhóm 6.1 – Chất độc.

Những chất có thể làm chết người hoặc làm tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe của con người nếu nuốt phải, hít thở hay tiếp xúc với da. Chẳng hạn như xyanua, nicotine.

Phân nhóm 6.1 – Chất độc.
Phân nhóm 6.1 – Chất độc.

Phân nhóm 6.2 – Chất lây nhiễm

Chất lây nhiễm bao gồm các loại virus gây bệnh cho con người hoặc động vật. Ví dụ như virus H5N1 trên gia cầm, bệnh tai xanh ở lợn hoặc các mẫu bệnh phẩm ở động vật. Ở trên người cần phải xét nghiệm trong các phòng thí nghiệm.

Nhận biết hàng hóa nguy hiểm nhóm 6

Hàng hóa nguy hiểm (DG) Nhóm 6. Chất độc và chất lây nhiễm
Hàng hóa nguy hiểm (DG) Nhóm 6. Chất độc và chất lây nhiễm

Các nhãn có hình đầu lâu, biểu tượng bệnh truyền nhiễm, trên nhãn có số 6 đều thể hiện ý nghĩa là hàng nguy hiểm thuộc nhóm Chất độc và chất lây nhiễm (nhóm 6). 

Khi thực hiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm nhóm 6 có yêu cầu giấy phép vận chuyển hàng hóa không?

Căn cứ khoản 8, khoản 9 Điều 17 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định thẩm quyền cấp Giấy phép và các trường hợp miễn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm:

Điều 17. Thẩm quyền cấp Giấy phép và các trường hợp miễn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

8. Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thuộc một trong các trường hợp sau đây được miễn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại Nghị định này:

a) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và khí thiên nhiên nén (CNG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.080 ki-lô-gam;

b) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 2.250 ki-lô-gam;

c) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là nhiên liệu lỏng có tổng dung tích nhỏ hơn 1.500 lít;

d) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.000 ki-lô-gam;

đ) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm.

9. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không phải đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm quy định tại khoản 8 Điều này phải đảm bảo các điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy trong quá trình vận chuyển.

Như vậy, hàng hóa nguy hiểm nhóm 6 khi thực hiện vận chuyển thì không cần giấy phép vận chuyển hàng hóa.

Tuy nhiên, khi vận chuyển phải đảm bảo các điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy theo quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy trong quá trình vận chuyển.

Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về phân loại nhóm 6 trong hàng hóa nguy hiểm!

Xem thêm:

Quy chuẩn đóng gói hàng hóa

Phân Loại Hàng Hóa Nguy Hiểm Nhóm 1

5/5 - (2 bình chọn)