Phân loại hàng hóa nguy hiểm: Nhóm 8: Chất ăn mòn (Corrosive Substances)
Hàng hóa nguy hiểm trong vận tải hàng không là những chất và vật liệu có thể gây nguy hiểm cho sự an toàn của chuyến bay và hành khách trên chuyến bay. Vì vậy, việc vận chuyển hàng nguy hiểm đòi hỏi phải tuân theo quy định nghiêm ngặt của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA).
Trong bài viết này, DG Shipping sẽ tổng quan về hàng hóa nguy hiểm và giới thiệu về Nhóm 8: Chất ăn mòn (Corrosive Substances) giúp bạn có thêm thông tin để đưa ra các giải pháp xử lý tốt nhất đối với nhóm hàng này.
Hàng hóa nguy hiểm là gì
Hàng hóa nguy hiểm là những mặt hàng chứa chất nguy hiểm, độc hại khi vận chuyển trên đường bộ, đường thủy và có nguy cơ gây hại sức khỏe, tình trạng con người, ảnh hưởng tới môi trường, an ninh quốc gia.
Hàng nguy hiểm cũng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau: rắn, lỏng hoặc khí. Có 9 nhóm hàng nguy hiểm IATA được phân loại theo danh mục như sau:
- Nhóm 1: Chất nổ và vật phẩm dễ nổ (Explosives)
- Nhóm 2: Chất khí (Gases)
- Nhóm 3: Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy (Flammable Liquids)
- Nhóm 4: Chất đặc dễ cháy, nổ đặc khử nhậy, chất tự phản ứng, tự bốc cháy và các chất gặp nước sản sinh khí ga dễ cháy (Flammable Solids; Substances Liable to Spontaneous Combustion; Substances which, in Contact with Water Emit Flammable Gases)
- Nhóm 5: Hợp chất oxit hữu cơ và oxi hóa (Oxidizing Substances and Organic Peroxides)
- Nhóm 6: Chất lây nhiễm và độc hại (Toxic and Infectious Substances)
- Nhóm 7: Chất phóng xạ (Radioactive Material)
- Nhóm 8: Chất ăn mòn (Corrosives)
- Nhóm 9: Chất và hàng nguy hiểm khác (Miscellaneous Dangerous Substances and Articles, Including Environmentally Hazardous Substances)
Chất ăn mòn là gì?
Chất ăn mòn là những chất có khả năng cao gây ra phản ứng phân hủy, làm tổn hại đến phương tiện vận chuyển và những đồ vật khác, mặt khác nó cũng hủy hoại tế bào sống.
Hàng nguy hiểm nhóm 8 không có bất kỳ sự phân chia nào nhưng có thể là axit hoặc kiềm.
Axit có độ pH nhỏ hơn 7 và chất kiềm có độ pH lớn hơn 7 trong khi các chất trung tính có độ pH bằng 7.
Một số loại chất ăn mòn
Một số hàng hóa nguy hiểm nhóm 8 có thể kể đến như:
- Chất lỏng pin axit
- Chất lỏng pin kiềm
- Formaldehyde
- Axit clohydric
- Iốt
- Axit metacrylic
- Axit nitric
- Axit sulfuric
Hướng Dẫn An Toàn
Đóng gói
Đóng gói hàng nguy hiểm nhóm 9 cần tuân thủ các quy định nghiêm ngặt.
Mặc dù hàng nguy hiểm nhóm 8 không có bất kỳ phân loại nào khác, nhưng các chất ăn mòn đã được xếp vào nhóm đóng gói cho biết mức độ nguy hiểm.
Nhóm đóng gói I : Các chất có mức độ nguy hiểm cao
Nhóm II : Các chất có mức độ nguy hiểm trung bình
Nhóm III : Các chất có mức độ nguy hiểm thấp
Nhóm đóng gói | Thời gian phơi bày | Thời gian quan sát | Tác động |
I | 3 phút | ≤ 60 phút | Phá hủy toàn bộ độ dày của da nguyên vẹn |
II | > 3 phút – 1h | ≤ 14 ngày | Phá hủy toàn bộ độ dày của da nguyên vẹn |
III | > 1 giờ – 4h | ≤ 14 ngày | Phá hủy toàn bộ độ dày của da nguyên vẹn |
III | – | – | Tốc độ ăn mòn trên bề mặt thép hoặc nhôm vượt quá 6,25 mm một năm ở nhiệt độ thử nghiệm 55 oC khi thử nghiệm trên cả hai vật liệu |
Ghi Nhãn và Ký Hiệu
Mỗi kiện hàng phải có nhãn dán và ký hiệu nhận biết theo tiêu chuẩn quốc tế để dễ dàng nhận dạng và xử lý trong quá trình vận chuyển.
Vận Chuyển
Khi vận chuyển hàng hóa nhóm 8, cần phải có chứng chỉ vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và tuân thủ các quy định của tổ chức hàng không quốc tế (IATA) và tổ chức hàng hải quốc tế (IMO).
Đào Tạo Nhân Viên
Nhân viên xử lý và vận chuyển hàng nguy hiểm cần được đào tạo đầy đủ về các quy trình an toàn, cách nhận biết và ứng phó với các tình huống khẩn cấp.
Kết Luận
Phân loại và xử lý hàng hóa nguy hiểm nhóm 8 đòi hỏi sự cẩn trọng và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn. Việc nắm rõ thông tin và thực hiện đúng các hướng dẫn sẽ giúp đảm bảo an toàn.
Liên hệ với DG Shipping để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ!
Xem thêm:
Mua hộ bearbrick Singapore siêu tiết kiệm 2024 |